Thủ tục công bố thực phẩm

Công bố thực phẩm là thủ tục bắt buộc của mỗi tổ chức, cá nhân khi đưa sản phẩm ra thị trường; để đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Tất cả các thực phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước; đều phải thực hiện công bố lưu hành sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Với đội ngũ nhân viên am hiểu pháp luật, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực Công bố thực phẩm; Luật Việt Phát cung cấp cho Quý khách hàng dịch vụ Công bố thực phẩm chuyên nghiệp, uy tín, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thủ tục công bố thực phẩm – Luật Việt Phát – 0965.709.968

1. Các thủ tục công bố thực phẩm:

  • Công bố thực phẩm nhập khẩu;
  • Công bố thực phẩm sản xuất trong nước;
  • Công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu;
  • Công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước;
  • Công bố phụ gia thực phẩm;
  • Công bố bao bì thực phẩm.

2. Tổ chức, cá nhân phải Công bố thực phẩm:

  • Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.
  • Đại diện công ty nước ngoài có đưa sản phẩm thực phẩm vào lưu thông tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

3. Hồ sơ công bố thực phẩm:

  • Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc bản công bố hợp quy;
  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
  • Nhãn sản phẩm hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn;
  • Kế hoạch giám sát định kỳ;
  • Nhãn chính sản phẩm;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm (gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố) do Phòng kiểm nghiệm được công nhận cấp (hoặc Phòng kiểm nghiệm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định);

Chú ý: Riêng nước khoáng thiên nhiên phải có thêm phiếu kết quả xét nghiệm đối với nguồn nước.

  • Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (bản sao chứng thực);
  • Bản sao giấy chứng nhận sở hữu nhãn hiệu hàng hoá(nếu có);
  • Đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen; sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn góc biến đổi gen; chiếu xạ trong hồ sơ công bố phải có bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất;
  • Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận.

4. Dịch vụ Công bố thực phẩm tại Luật Việt Phát:

  • Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của Quý khách hàng;
  • Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu Quý khách hàng cung cấp; chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
  • Tham gia đàm phán, thương thảo với đối tác của khách hàng trong việc Công bố thực phẩm và tiêu chuẩn thực phẩm nếu Khách hàng yêu cầu;
  • Đại diện khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan;
  • Đại diện khách hàng để nộp và theo dõi hồ sơ Công bố thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
  • Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (Nếu có);
  • Đại diện nhận giấy chứng nhận Công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm cho khách hàng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mọi vấn đề vướng mắc cần được tư vấn và hỗ trợ; Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí.

CÔNG TY TNHH LUẬT VIỆT PHÁT

Tel: 0965.709.968 – Ms. Phượng            Email: vietphatlaw@gmail.com

5. Căn cứ pháp lý công bố thực phẩm

Tin Liên Quan