Xin giấy phép đầu tư vào Việt Nam thuộc quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Xin giấy phép đầu tư vào Việt Nam thuộc quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Việc xin Giấy chứng nhận đầu tư vào Việt Nam thuộc quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; là việc làm không hẳn dễ đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hồ sơ và các thủ tục khá phức tạp thường làm các nhà đầu tư bị lúng túng và tốn thời gian cũng như chi phí. Để có thể được cơ quan cấp phép cấp Giấy chứng nhận đầu tư; nhà đầu tư phải nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư để được cấp phép. Luật Việt Phát tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ cho việc xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Xin giấy phép đầu tư vào Việt Nam – 0965.709.968

1. Hồ sơ Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư là gì?

Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư là hồ sơ do nhà đầu tư lập để thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; quyết định chủ trương đầu tư và các thủ tục khác để thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư hợp lệ là hồ sơ có đủ thành phần, số lượng giấy tờ theo quy định tại Luật Đầu tư; nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuộc quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

–  Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư; các văn bản, báo cáo gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền được làm bằng tiếng Việt.

–  Trường hợp hồ sơ đăng ký đầu tư có tài liệu bằng tiếng nước ngoài; thì nhà đầu tư phải có bản dịch tiếng Việt hợp lệ kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.

–  Trường hợp giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký đầu tư được làm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì bản tiếng Việt được sử dụng để thực hiện thủ tục đầu tư.

–  Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trong trường hợp có sự khác nhau giữa nội dung bản dịch hoặc bản sao với bản chính; và trong trường hợp có sự khác nhau giữa bản tiếng Việt với bản tiếng nước ngoài.

3. Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ bao gồm:

3.1. Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi; từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;

b) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

c) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

d) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;

đ) Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino;

e) Sản xuất thuốc lá điếu;

g) Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;

h) Xây dựng và kinh doanh sân gôn;

3.2. Dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên;

3.3. Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển; kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng; trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ; doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài;

3.4. Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.

4. Nội dung hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

a. Thành phần hồ sơ:

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  • Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
  • Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư;
  • Giải trình hoặc cung cấp giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định (nếu có).

b. Cách thức thực hiện:

Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo điểm a nêu trên cho Cơ quan đăng ký đầu tư:

  1. Số lượng hồ sơ:08 bộ
  2. Thời gian thực hiện:

–  Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định; Cơ quan đăng ký đầu tư gửi 02 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời gửi hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến dự án đầu tư để lấy ý kiến.

–  Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư; các cơ quan cấp phép đầu tư có ý kiến về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Cơ quan đăng ký đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

–  Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Cơ quan đăng ký đầu tư trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các nội dung sau đây:

(i) Nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (đối với dự án được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất)

(ii) Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có) đối với dự án đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

(iii) Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

–  Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

–  Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư gồm các nội dung quy định. Văn bản quyết định chủ trương đầu tư được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan đăng ký đầu tư.

–  Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư; Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

–  Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên; Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan có liên quan theo quy định để thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Mọi vấn đề vướng mắc cần được tư vấn và hỗ trợ; Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí.

CÔNG TY TNHH LUẬT VIỆT PHÁT

Tel: 0965.709.968 – Ms. Phượng              Email: [email protected]

 

Tin Liên Quan