Thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải

Thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải

Khi nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển ngày càng cao; ngành vận tải trở thành một trong những lĩnh vực tiềm năng. Tuy nhiên, kinh doanh vận tải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; doanh nghiệp/ nhà đầu tư cần nhận biết các quy định của pháp luật.

Dựa vào nhu cầu kinh doanh, số vốn ban đầu, số lượng thành viên góp vốn; Quý khách hàng lựa chọn thành lập loại hình doanh nghiệp phù hợp: hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Khách hàng có thể liên hệ với Luật Việt Phát để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải – Luật Việt Phát – 0965 709 968.

1. Quy trình và hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải:

a. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp vận tải:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Dự thảo điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần kèm theo giấy tờ sau:
    • Nếu cá nhân tham gia góp vốn: bản sao hợp lệ CMND; căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực;
    • Nếu tổ chức tham gia góp vốn: quyết định tham gia góp vốn và quyết định bổ nhiệm người quản lý vốn góp; bản sao giấy đăng ký doanh nghiệp, bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện quản lý phần vốn góp.

Cần lưu ý:  Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô thì trong danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh trên giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp cần đăng ký mã ngành “Vận tải hành khách đường bộ khác-  mã ngành 4932

Chi tiết:

  • Kinh doanh vận tải bằng ô tô
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
  • Kinh doanh vận chuyển hành khách du lịch bằng ô tô”

Nếu chưa đăng ký; doanh nghiệp cần thực hiện bổ sung ngành, nghề trên giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Quy trình thành lập doanh nghiệp vận tải:

Hồ sơ nộp tại Sở Kế hoạch tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Thời gian giải quyết hồ sơ: 03 ngày kể từ khi nộp hồ sơ và có đủ điều kiện.

2. Nộp mẫu con dấu doanh nghiệp:

Doanh nghiệp được tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu sẽ sử dụng. Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và xác nhận chấp thuận cho doanh nghiệp.

3. Công bố công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp:

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp phải thông báo công khai các thông tin trên cổng thông tin quốc gia.

4. Hoàn tất nghĩa vụ về thuế và các thủ tục doanh nghiệp vận tải còn lại

Doanh nghiệp phải thực hiện các công việc sau:

  • Treo biển tên ở trụ sở công ty;
  • Thông báo về phương pháp tính thuế;
  • Mở tài khoản ngân hàng;
  • Đăng ký chữ ký số (chữ ký điện tử);
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • In ấn hóa đơn GTGT và phát hành.

5. Doanh nghiệp xin cấp Giấy phép vận tải:

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô cần tiến hành xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô. Chỉ khi được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô; doanh nghiệp mới có thể hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp.

Luật Việt Phát cung cấp dịch vụ xin cấp Giấy phép vận tải nhanh chóng, uy tín. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt Phát liên quan đến “Thủ tục thành lập doanh nghiệp vận tải”

Nếu còn thắc mắc; Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật Việt Phát để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

CÔNG TY TNHH LUẬT VIỆT PHÁT

Tel: 0965.709.968 – Ms. Phượng              Email: [email protected]

TƯ VẤN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP – LUẬT VIỆT PHÁT

A 91A Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

T 0965 709 968

E [email protected] | [email protected]

W http://luatvietphat.com/

 

Tin Liên Quan