Thủ tục công bố sữa nhập khẩu
Nghị định 15/2018/NĐ-CP của chính phủ quy định Các tổ chức, cá nhân đang tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam; trước khi đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường phải tiến hành công bố chất lượng cho sản phẩm của công ty mình. Ngoài yếu tố pháp lý; nó còn là sự đảm bảo về chất lượng cũng như nguồn gốc sản phẩm với người tiêu dùng. Tùy vào loại sản phẩm để tiến hành công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định hoặc công bố tiêu chuẩn cơ sở.
Thủ tục công bố sữa nhập khẩu – Luật Việt Phát – 0965.709.968
1. Các thủ tục công bố sữa nhập khẩu:
- Công bố thực phẩm nhập khẩu;
- Công bố thực phẩm sản xuất trong nước;
- Công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu;
- Công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước;
- Công bố phụ gia thực phẩm;
- Công bố bao bì thực phẩm.
2. Tổ chức, cá nhân phải công bố sữa nhập khẩu:
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.
- Đại diện công ty nước ngoài có đưa sản phẩm thực phẩm vào lưu thông tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
3. Hồ sơ công bố sữa nhập khẩu:
- Bản tự công bố sản phẩm sữa nhập khẩu theo mẫu;
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (Tiêu chuẩn cơ sở);
- CA (Certificate of Analysis – Kết quả kiểm nghiệm) trong vòng 12 tháng; có đủ chỉ tiêu theo quy định (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực) hoặc phiếu xét nghiệm sản phẩm;
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Mẫu nhãn sản phẩm/Nội dung nhãn sản phẩm/Nội dung nhãn phụ sản phẩm;
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với đối tượng phải cấp) (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có (Bản sao công chứng).
4. Giấy tờ Quý khách hàng cần cung cấp:
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề Sản xuất kinh doanh thực phẩm;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Free sale ( Giấy chứng nhận lưu hành tự do) Hoặc Healthy (Giấy chứng nhận y tế); CA (kết quả kiểm nghiệm) hoặc tương đương do cơ quan nhà nước xuất xứ có thẩm quyền cấp;
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm;
- Chữ ký số của doanh nghiệp.
5. Dịch vụ Công bố sữa nhập khẩu tại Luật Việt Phát:
- Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của Quý khách hàng;
- Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu Quý khách hàng cung cấp; chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
- Tham gia đàm phán; thương thảo với đối tác của khách hàng trong việc Công bố thực phẩm và tiêu chuẩn thực phẩm nếu Khách hàng yêu cầu;
- Đại diện khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan;
- Đại diện khách hàng để nộp và theo dõi hồ sơ Công bố thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (Nếu có);
- Đại diện nhận giấy chứng nhận Công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm cho khách hàng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mọi vấn đề vướng mắc cần được tư vấn và hỗ trợ; Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí.
CÔNG TY TNHH LUẬT VIỆT PHÁT
Tel: 0965.709.968 – Ms. Phượng Email: [email protected]
6. Căn cứ pháp lý công bố sữa nhập khẩu