Có phải thay đổi điều lệ khi thay đổi đăng ký kinh doanh???

Có cần phải thay đổi điều lệ khi các doanh nghiệp/ công ty tiến hành thay đổi, điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh hay không? Đó là thắc mắc của rất nhiều doanh nghiệp. Ở bài viết này, Luật Việt Phát sẽ giải đáp cho Quý vị câu hỏi này.

1. Điều lệ là gì, thay đổi điều lệ là gì?

Trước hết, doanh nghiệp phải hiểu rõ: Điều lệ công ty là gì? Luật doanh nghiệp chưa có quy định về khái niệm vấn đề này, nhưng có thể hiểu: Điều lệ là văn bản được Chủ sở hữu doanh nghiệp xác lập trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp, quy định pháp luật và các thỏa thuận giữa các Chủ sở hữu để buộc những thành viên trong doanh nghiệp phải làm việc theo một quy tắc, khuôn mẫu chung.

Bên cạnh đó, thay đổi điều lệ doanh nghiệp là việc chủ sở hữu doanh nghiệp thay đổi một hoặc nhiều nội dung trong những quy ước đã đề ra trước đó.

Trong quá trình hoạt động, với sự thay đổi của pháp luật và thực tiễn công ty, nhiều doanh nghiệp phải tiến hành thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Khi đó, một câu hỏi được đặt ra là: có phải tiến hành thay đổi điều lệ hay không?

Khi nào thay đổi đăng ký kinh doanh phải thay đổi điều lệ? – Luật Việt Phát – 0965.709.968

2. Những trường hợp phải thay đổi điều lệ khi thay đổi nội dung ĐKKD?

Điều 25 Luật doanh nghiệp quy định:

Điều lệ công ty có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;

d) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập;

đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;

e) Cơ cấu tổ chức quản lý;

g) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;

h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

i) Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;

k) Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;

l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;

m) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Từ những nội dung trong quy định trên về điều lệ doanh nghiệp có thể thấy rằng, khi thay đổi đăng ký kinh doanh, nếu doanh nghiệp đăng ký thay đổi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nội dung liên quan đến những nội dung tại điều lệ của công ty thì khi tiến hành thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đồng thời thay đổi điều lệ. Việc thay đổi điều lệ công ty phải tuân theo quy định của pháp luật về sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp. Thay đổi điều lệ phải được sự đồng ý, nhất trí của những người có thẩm quyền và theo trình tự nhất định.

Việc thay đổi, điều chỉnh điều lệ phải diễn ra cập nhật, theo đúng với những nội dung đăng ký kinh doanh được thay đổi. Khi doanh nghiệp/ công ty đã hoàn tất việc thay đổi điều lệ, doanh nghiệp/ công ty có trách nhiệm thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cũng như lưu giữ tại trụ sở chính để mọi cổ đông/thành viên đều có thể tiếp cận, trích lục…

Mọi vấn đề vướng mắc cần được tư vấn và hỗ trợ Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí.

CÔNG TY TNHH LUẬT VIỆT PHÁT

Tel: 0965.709.968  – Ms. Phượng          Email: [email protected]

Tin Liên Quan