Tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp

Quản trị nội bộ doanh nghiệp là nền tảng cốt lõi đảm bảo sự ổn định pháp lý doanh nghiệp. Quản trị nội bộ doanh nghiệp tốt giúp hạn chế tối đa sự chồng chéo trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề quản trị nội bộ, Luật Việt Phát cung cấp hoạt động tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp – liên hệ 0965.709.968

Để đạt được sự thống nhất trong hoạt động mình, các doanh nghiệp cần phải ban hành các văn bản quản lý tổ chức bao gồm:

1. ĐIỀU LỆ HOẠT ĐỘNG

Quản trị nội bộ doanh nghiệp cần chú trọng nhất đến Điều lệ hoạt động. Điều lệ là những quy định cụ thể về mục tiêu, nguyên tắc, cơ chế hoạt động của tổ chức và các hoạt động quản lý tổ chức và các nội dung khác quy định tại Luật doanh nghiệp hiện hành. Điều lệ công ty được xem như văn bản luật của công ty ban hành. Nhiều nội dung trong Điều lệ có thể được sửa đổi so với Luật để phù hợp với nhu cầu hoạt động của Công ty.

2. HỢP ĐỒNG

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền; nghĩa vụ giữa các bên. Hợp đồng bao gồm: Các hợp đồng thương mại, các hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng hợp tác…

3. HỆ THỐNG HỒ SƠ PHÁP LÝ

Hệ thống hồ sơ pháp lý là những hồ sơ của công ty xây dựng và thực hiện các thủ tục hành chính/ pháp lý liên quan đến sản phẩm/dịch vụ, hoạt động đầu tư dự án, sản xuất/kinh doanh của Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đảm bảo hệ thống hồ sơ pháp lý đầy đủ, phục vụ quá trình hoạt động và thanh kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.

Tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp – Luật Việt Phát – 0965.709.968

 4. NGHỊ QUYẾT

Nghị quyết là những quy định thống nhất trên cơ sở nguyên tắc các phương hướng; cách thức hoạt động của tổ chức.

5. QUYẾT ĐỊNH NHÂN SỰ

Quyết định nhân sự là các quyết định bổ nhiệm; bãi – miễn nhiệm; thành lập, chia tách các cá nhân và bộ phận trong tổ chức tạo thành cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

6. QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG

Quy chế hoạt động là các quy định cụ thể để thống nhất hoạt động trong từng lĩnh vực quản lý cụ thể nhằm tạo ra sự thống nhất hành động. Quy chế hoạt động bao gồm các loại sau:

✔Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị doanh nghiệp;

✔Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát doanh nghiệp;

✔Quy chế tổ chức là những quy định về chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong tổ chức, chức danh và tiêu chuẩn chức danh cán bộ công nhân viên.

✔Quy chế về chức danh và tiêu chuẩn chức danh cán bộ công nhân viên doanh nghiệp;

✔Quy chế tiền lương, thưởng là những quy định thống nhất về chế độ tiền lương và cách trả lương, thưởng trong tổ chức.

✔Quy chế kế hoạch hoá doanh nghiệp;

✔Quy chế tài chính là các quy định về hoạt động tài chính như: Tạo vốn, quản lý vốn, chia lợi nhuận, công tác hạch toán kế toán.

✔Quy chế quản lý kỹ thuật là quy định về các hoạt động quản lý kỹ thuật – công nghệ trong tổ chức.
✔Quy chế quản lý và khai thác hệ thống thông tin doanh nghiệp;

✔Quy chế lao động quy định cụ thể những hoạt động lao động chung và các loại khen thưởng, kỷ luật, thi đua, v.v….

✔Quy chế kế hoạch hoá là những quy định về công tác kế hoạch và báo cáo hoạt động hàng ngày, tuần, tháng, năm.

7. NỘI QUY

Nội quy là các quy định cụ thể cho từng hoạt động nhằm tạo ra sự thống nhất trong lĩnh vực hoạt động đó. Các nội quy bao gồm:

✔Nội quy ra vào cơ quan;

✔Nội quy công tác hành chính;

✔Nội quy an toàn lao động;

✔Nội quy phòng chống cháy nổ.

8. QUY TRÌNH

Việc áp dụng quản lý DN bằng quy trình hiện tại đang phổ biến trên thế giới. Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng; các doanh nghiệp lớn, và là một môn học trong MBA trên thế giới. Việc áp dụng Quy trình giúp Doanh nghiệp tăng cường sự minh bạch trong hoạt động; xác định đâu là nút thắt và cung cấp cơ sở dữ liệu để tháo gỡ nó một cách hiệu quả.  Áp dụng đúng quy trình giúp giảm thời gian hướng dẫn trong công việc đến mức thấp nhất và xác định các vai trò – trách nhiệm của Con người trong doanh nghiệp một cách rõ ràng. 

Quy trình phổ biến hiện đang áp dụng tại các Doanh nghiệp là ISO 9001:2015. Tuy nhiên, tùy theo mô hình; lĩnh vực hoạt động Doanh nghiệp mà Bộ quy trình này có thể được điều chỉnh khác nhau. Hoặc áp dụng loại quy trình khác nhau, hoặc áp dụng phối hợp. (ERP, KAIZEN, 5S, Sigma+, LEAN,…).

Việc xây dựng Quy trình áp dụng cần đặc biệt bám theo Sơ đồ tổ chức mà Nhà lãnh đạo đã đưa ra hoặc muốn hướng tới. Việc bám theo không có nghĩa là rập khuôn, bởi khi quy trình hóa và giám sát thực hiện quy trình; kết quả đo lường sẽ cho chúng ta thấy những điểm cần cải tạo để điều chỉnh. Thậm chí, khi LEAN hóa bộ máy, ngay cả Sơ đồ tổ chức cũng có thể được pháp chế viên khuyến cáo thay đổi.

9. VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

Văn bản quản lý hành chính là các văn bản hành chính thông thường nhằm chuyển tải thông tin giữa các tổ chức với nhau; giữa các bộ phận trong tổ chức và tổ chức với cá nhân và ngược lại. Văn bản này gồm: Công văn; thông báo; tờ trình; báo cáo; biên bản; giấy mời; đơn từ; giấy giới thiệu, giấy uỷ quyền, giấy công tác, v.v

Mọi thông tin còn vướng mắc liên quan đến vấn đề quản trị nội bộ doanh nghiệp, hợp đồng và các vấn đề quy trình, quy chế, bạn vui lòng liên hệ.

CÔNG TY TNHH LUẬT VIỆT PHÁT

Tel: 0965.709.968 – Ms. Phượng         Email: vietphatlaw@gmail.com

TƯ VẤN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP – LUẬT VIỆT PHÁT

A 91A Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

T 0965 709 968

E info@luatvietphat.com | vietphatlaw@gmail.com

W http://luatvietphat.com/

Tin Liên Quan