Những loại thuế trường mầm non tư thục do cá nhân làm chủ phải nộp?

Những loại thuế trường mầm non tư thục do cá nhân làm chủ phải nộp?

Vấn đề tài chính luôn là bài toán mà các nhà đầu tư phải giải trong suốt quá trình cũng như dự định kinh doanh. Làm sao để đạt lợi nhuận cao nhất; những loại thuế nào phải nộp?… 

Đầu tư vào giáo dục đang là xu thế tại nước ta hiện nay; đặc biệt là giáo dục mầm non. Luật Việt Phát thông qua bài viết này; sẽ phân tích “Những loại thuế trường mầm non tư thục do cá nhân làm chủ phải nộp?”

Với bài viết này, Luật Việt Phát hi vọng Quý vị nắm bắt được “Những loại thuế trường mầm non tư thục do cá nhân làm chủ phải nộp?” để thực hiện đúng theo quy định pháp luật.

Những loại thuế trường mầm non tư thục do cá nhân làm chủ phải nộp? – Luật Việt Phát

1, Thuế môn bài:

Khoản 2 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định:

“2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.

Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình tại khoản này là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân”.

Tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định miễn lệ phí môn bài:

“Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được miễn lệ phí môn bài là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân”.

Căn cứ các quy định trích dẫn ở trên; đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục do cá nhân đứng tên xin phép thành lập nộp lệ phí môn bài theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC. Trường hợp doanh thu của cá nhân hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống; cá nhân đó được miễn lệ phí môn bài.

2, Thuế Giá trị gia tăng:

Khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:

“- Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế…”

Căn cứ quy định nêu trên; doanh thu từ hoạt động dạy học, nuôi giữ trẻ (bao gồm cả tiền ăn) của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục thuộc diện không chịu thuế GTGT.

3, Thuế Thu nhập cá nhân:

Căn cứ quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC thì cá nhân làm chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống; cá nhân không phải nộp thuế TNCN. Trường hợp cá nhân có doanh thu hàng năm trên 100 triệu đồng; cá nhân kinh doanh nộp thuế TNCN theo tỷ lệ trên doanh thu theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC nêu trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt Phát liên quan đến “Những loại thuế trường mầm non tư thục do cá nhân làm chủ phải nộp?”

Nếu còn thắc mắc; Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật Việt Phát để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

CÔNG TY TNHH LUẬT VIỆT PHÁT

Tel: 0965 709 968 – Ms. Phượng              Email: vietphatlaw@gmail.com

TƯ VẤN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP – LUẬT VIỆT PHÁT

A 91A Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

T 0965 709 968

E info@luatvietphat.com | vietphatlaw@gmail.com

W http://luatvietphat.com/

Tin Liên Quan