Chế tài khi tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo?

Chế tài khi tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo?

Do diễn biến dịch bệnh covid-19 nên một số doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh. Vậy trường hợp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo; doanh nghiệp bị xử phạt bao nhiêu?

Bài viết có liên quan:

>>> Kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp có thể tạm ngừng hoạt động.

Chế tài khi tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo?

Trước hết, Khoản 1 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Như vậy, tạm ngừng kinh doanh là quyền của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi đó; doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.

Ngoài ra; theo Khoản 1 Điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì:

Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.

Nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh; có thể bị xử phạt theo Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, cụ thể:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

d) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời Điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh;

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

b) Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Như vậy, nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo về thời gian tạm ngừng thì sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng; không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì sẽ bị phạt từ 2 đến 3 triệu đồng.

Để tránh gặp phải trường hợp này; liên lạc với Luật Việt Phát để tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh.

Trên đây là các quy định liên quan “Chế tài khi tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo?”. Liên hệ Luật Việt Phát – 0965.709.968 để được tư vấn miễn phí và hưởng ưu đãi dịch vụ.

CÔNG TY TNHH LUẬT VIỆT PHÁT

Tel: 0965.709.968 – Ms. Phượng            Email: vietphatlaw@gmail.com

TƯ VẤN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP – LUẬT VIỆT PHÁT

A 91A Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

T 0965 709 968

E info@luatvietphat.com | vietphatlaw@gmail.com

W http://luatvietphat.com/

 

Tin Liên Quan