Trường mầm non và nhóm trẻ tư thục, nên lựa chọn hình thức nào?
Giáo dục luôn là vấn đề nóng tại nước ta hiện nay. Khi dân số ngày càng tăng lên; các bậc phụ huynh cũng luôn mong muốn tìm được môi trường tốt nhất cho con, em của mình khi bước vào nhà trẻ, trường mẫu giáo. Chính vì vậy; nhiều cá nhân, tổ chức hướng tới hoạt động kinh doanh bằng việc thành lập trường mầm non và nhóm trẻ tư thục. Tuy nhiên, việc nắm rõ những đặc điểm của trường mầm non và nhóm trẻ tư thục; không phải ai cũng nắm rõ. Với bài viết này; Luật Việt Phát cung cấp cho Quý khách hàng những thông tin về trường mầm non và nhóm trẻ tư thục; để Quý khách hàng lựa chọn hình thức để hoạt động kinh doanh phù hợp nhất.
Trường mầm non và nhóm trẻ tư thục, nên lựa chọn hình thức nào? – Luật Việt Phát
1. Trường mầm non và nhóm trẻ tư thục là gì?
Trường mầm non (còn được gọi là nhà trường, nhà trẻ); là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập; khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nhà trường, nhà trẻ tư thục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng.
Nhóm trẻ tư thục (bao gồm nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục); là cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Điều kiện thành lập trường mầm non và nhóm trẻ tư thục?
Những điều kiện về trang thiết bị cơ sở vật chất tương đối giống nhau; điểm phân biệt rõ ràng nhất là về tiêu chuẩn của người đứng đầu.
Đối với trường mầm non; Hiệu trưởng phải là người có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non; có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non (xác nhận kinh nghiệm).
Đối với nhóm trẻ tư thục; người đứng đầu về trình độ thì cần có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.
3. Thời gian giải quyết hồ sơ thành lập trường mầm non và nhóm trẻ tư thục?
Đối với trường mầm non; Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Xin Giấy phép thành lập trường mầm non tại UBND huyện: 35-40 ngày làm việc;
Xin Quyết định cho phép hoạt động giáo dục tại Phòng GD và ĐT huyện: 30 ngày làm việc.
Đối với nhóm trẻ tư thục; Ủy ban nhân dân phường, xã là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Thời gian giải quyết: 20-25 ngày làm việc.
Trên đây, là những nội dung Luật Việt Phát tư vấn cho Quý khách; để quyết định loại hình kinh doanh phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình.
Mọi vấn đề vướng mắc cần được tư vấn và hỗ trợ; Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí.
CÔNG TY TNHH LUẬT VIỆT PHÁT
Tel: 0965.709.968 – Ms. Phượng Email: [email protected]
4. Căn cứ pháp lý về trường mầm non và nhóm trẻ tư thục:
- Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về hoạt động đầu tư giáo dục trong các chương trình đào tạo mầm non, phổ thông, đại học;
- Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
- Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT năm 2014 hợp nhất Quyết định về Điều lệ Trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;