Cấp lại đối với bằng bảo hộ giống cây trồng hết hiệu lực?
Đã hơn 10 năm Việt Nam tham gia Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV); nhưng đến nay, vấn đề bảo hộ bản quyền giống cây trồng vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều giống quý của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị “đánh cắp”.
Hỏi: Các Luật sư cho tôi ý kiến tư vấn; đối với bằng bảo hộ giống cây trồng hết hiệu lực, thủ tục cấp lại như thế nào?
Cấp lại đối với bằng bảo hộ giống cây trồng hết hiệu lực? – Luật Việt Phát.
Trả lời: Liên quan đến vấn đề: “Cấp lại đối với bằng bảo hộ giống cây trồng hết hiệu lực?”; chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ theo pháp luật hiện hành (Luật sở hữu trí tuệ 2005); có quy định:
Điều 169. Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng
– Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
– Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.
– Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực theo quy định tại Điều 170 và Điều 171 của Luật này.
Như vậy, Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực theo quy định nêu trên. Trường hợp Bằng bảo hộ giống cây trồng bị đình chỉ sẽ được phục hồi theo quy định tại Điều 170 (Đình chỉ, phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng).
Và tại Điều 172 có quy định:
Điều 172. Sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng
– Chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thay đổi, sửa chữa sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ với điều kiện phải nộp phí, lệ phí. Trong trường hợp những sai sót này là do cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng gây ra thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải sửa chữa, chủ bằng bảo hộ không phải nộp phí, lệ phí.
– Chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng với điều kiện phải nộp phí, lệ phí.
=> Cho nên, theo quy định trên; Bằng bảo hộ giống cây trồng sẽ được cấp lại khi bị mất hoặc hư hỏng. Còn đối với trường hợp hết hiệu lực theo quy định tại Khỏa 2 Điều 169 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 (hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.) thì không được cấp lại.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt Phát liên quan đến “Cấp lại đối với bằng bảo hộ giống cây trồng hết hiệu lực?”
Nếu còn thắc mắc; Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật Việt Phát để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
CÔNG TY TNHH LUẬT VIỆT PHÁT
Tel: 0965 709 968 – Ms. Phượng Email: [email protected]
TƯ VẤN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP – LUẬT VIỆT PHÁT
A 91A Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội T 0965 709 968 |