Doanh nghiệp cần làm gì sau khi nhận kết quả đăng ký kinh doanh để tránh bị phạt? Cầm kết quả đăng ký kinh doanh trên tay, bạn loay hoay không biết phải làm những gì để tránh phạt thuế. Liên hệ Luật Việt Phát – 0965.709.968 để được tư vấn những công việc cần làm sau khi nhận kết quả đăng ký kinh doanh.
Tham khảo bài viết cùng chủ đề:
>> Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
>> Cảnh báo những chiêu trò lừa đảo doanh nghiệp mới thành lập
>> Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh.
Những công việc doanh nghiệp cần làm sau khi nhận kết quả đăng ký kinh doanh, bao gồm:
Doanh nghiệp cần làm khi nhận kết quả đăng ký kinh doanh – Luật Việt Phát
1. Khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu
Khắc dấu doanh nghiệp là công việc đầu tiên mọi doanh nghiệp cần làm. Con dấu thể hiện tính pháp lý doanh nghiệp. Nội dung con dấu doanh nghiệp cơ bản gồm:
“Tên doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp; tỉnh/ thành phố nơi đặt trụ sở chính (nếu có).”
Luật Doanh nghiệp năm 2014 không bắt buộc công ty khắc thông tin quận/huyện trên con dấu. Và cho phép doanh nghiệp tự sáng tạo con dấu với đầy đủ nội dung cơ bản như trên. Yêu cầu con dấu: phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không thể hiện quốc huy, quốc kỳ…
Sau khi khắc dấu, doanh nghiệp thông báo sử dụng mẫu dấu gửi Sở kế hoạch đầu tư. Sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Luật Việt Phát, Luật Việt Phát sẽ thực hiện khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu giúp bạn.
2. Treo biển công ty
Việc treo biển công ty giúp khách hàng, đối tác dễ dàng tìm thấy doanh nghiệp của bạn. Nhưng không treo biển, doanh nghiệp sẽ bị phạt.
Nội dung biển công ty:
“Tên doanh nghiệp; Mã số thuế; Địa chỉ; Các thông tin liên hệ (nếu có); Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).”
Điểm c khoản 2 Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp không treo biển tại trụ sở chính sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
3. Mua chữ ký số
Để kê khai và nộp thuế, doanh nghiệp bắt buộc phải có chữ ký số. Chữ ký số doanh nghiệp hiện tại khá đa dạng, nhiều đơn vị cung cấp uy tín như: Viettel; VNPT; Bkav…
Luật Việt Phát hỗ trợ tư vấn miễn phí doanh nghiệp mới thành lập – 0965.709.968
4. Đăng ký tài khoản ngân hàng
Để nộp thuế qua mạng (chữ ký số), doanh nghiệp phải có tài khoản ngân hàng. Hiện tại, nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ tài khoản số đẹp. Doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp ngân hàng để đăng ký tài khoản.
5. Kê khai và nộp thuế môn bài
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập, doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế môn bài qua mạng. Lưu ý, doanh nghiệp chỉ cần kê khai thuế môn bài một lần; không nên kê khai thuế môn bài muộn, mức phạt chậm kê khai là rất cao.
Bậc thuế môn bài 2019 của doanh nghiệp mới thành lập là:
Vốn điều lệ | Mức đóng/năm |
Dưới 10 tỷ đồng | 2.000.000 đồng |
Từ 10 tỷ đồng trở lên | 3.000.000 đồng |
Đối với trường hợp doanh nghiệp thành lập từ ngày 1/7 trở đi, thuế môn bài còn lại 50%.
6. Phát hành hóa đơn điện tử
Doanh nghiệp mới thành lập năm 2019 nên kê khai phát hành hóa đơn điện tử. Ngoài lý do dễ quản lý, hạn chế mất hóa đơn; chính sách nhà nước đến 2022 cơ bản doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử. Hóa đơn điện tử cũng được nhiều đơn vị cung cấp.
Trên đây là những công việc doanh nghiệp cần phải làm trước khi bước vào môi trường kinh doanh, tránh bị phạt. Mọi vấn đề còn vướng mắc liên quan đến thành lập doanh nghiệp; ” Doanh nghiệp cần làm gì sau khi nhận kết quả đăng ký kinh doanh mới nhất”, bạn vui lòng liên hệ Luật Việt Phát để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
CÔNG TY TNHH LUẬT VIỆT PHÁT
Tel: 0965.709.968 – Ms. Phượng Email: [email protected]